Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể dẫn đến các cơn đau ở cổ, cánh tay, bàn tay và lan tỏa sang các khu vực lân cận. Tình trạng này nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến tê liệt nửa người và các vấn đề sức khỏe khác.

Đang xem: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là gì?

*

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể dẫn đến đau đớn và mất sự linh hoạt ở cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là gì?

Cột sống được tạo thành từ nhiều đốt xương, hay còn gọi là đốt sống. Ở giữa các đốt sống là nhiều đĩa đệm xốp, hoạt động như một bộ giảm xóc và hỗ trợ cho quá trình vận động thường xuyên như nhảy, chạy hoặc các hoạt động thể chất khác.Cổ có tất cả 7 đốt sống chứa tủy sống và các dây thần kinh kết nối cánh tay, bàn tay và phần trên của cơ thể. Đĩa đệm cổ hỗ trợ giảm ma sát và lực tác động lên các đốt sống. Ngoài ra, đĩa đệm cột sống cổ cũng đóng vai trò kết nối các đốt sống cổ và cho phép cơ thể thực hiện các động tác như uốn cong, vặn cổ và lưng.Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là tình trạng các đĩa đệm giữa các đốt sống cổ rò rỉ dịch, phình to ra hoặc tách rời khỏi vị trí ban đầu. Điều này có thể gây chèn ép lên rễ thần gây đau đớn và các triệu chứng thoát vị đĩa đệm khác.Thoát vị cột sống cổ có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng, mặc dù bệnh có xu hướng phổ biến ở người trong độ tuổi từ 30 – 50. Hầu hết các trường hợp, bệnh không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, bao gồm liệt nửa người. Do đó, điều trị sớm và đúng phương pháp là cách tốt nhất để phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Dấu hiệu và triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Khi thoát vị đĩa đệm xảy ra, chất dịch bên trong và protein có thể rò rỉ ra bên ngoài, gây viêm và ảnh hưởng đến màng bảo vệ của cột sống. Thoát vị đĩa đệm thường dẫn đến những cơn đau nhói hoặc xuất hiện một cách bất ngờ.Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và vị trí ảnh hưởng mà thoát vị đĩa đệm cổ có thể dẫn đến các triệu chứng cụ thể bao gồm:

1. Triệu chứng phổ biến

Một số dấu hiệu và triệu chứng nhận biết tình trạng thoát vị đĩa đệm cổ bao gồm: Đau cổ: Cơn đau có thể xuất hiện ở phía sau hoặc một bên cổ. Cơn đau cơ thể từ nhẹ và chỉ xuất hiện khi người bệnh chạm vào cổ, tuy nhiên đôi khi bệnh cũng có thể dẫn đến một cơn đau nhói nghiêm trọng. Đau xuất chiếu (Radicular Pain): Đây là tình trạng người bệnh cảm nhận được cơn đau ở vị trí khác cổ. Cơn đau có thể lan tỏa đến vai, cánh tay, bàn tay hoặc các ngón tay. Đôi khi người bệnh cũng có thể cảm thấy nóng rát hoặc có cảm giác như bị điện giật. Hội chứng đau vai gáy: Đây là tình trạng một dây thần kinh bị chèn ép hoặc viêm dẫn đến tê và yếu ở vai, cánh tay, bàn tay hoặc các ngón tay. Cứng cổ: Đau và viêm ở tình trạng thoát vị đĩa đệm có thể hạn chế một số hoạt động cổ và giảm phạm vi chuyển động cổ.Các triệu chứng có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn khi thực hiện một số hoạt động cụ thể. Cơn đau thường có xu hướng bùng phát khi người bệnh chơi thể thao hoặc nâng các vật nặng. Một số vị trí nhất định như nghiêng đầu về phía trước hoặc vặn cổ cũng có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

*

Đau và cứng cổ là triệu chứng thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất

2. Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ảnh hưởng rễ thần kinh

Cột sống cổ chứa 7 đốt sống xếp chồng lên nhau, được đánh số từ C1 đến C7. Các đốt sống nằm giữa thân đốt sống như C5 – C5 khi thoát vị có thể gây ảnh hưởng đến rễ thần kinh. Các triệu chứng phổ biến thường bao gồm: C4 – C5: Đau, ngứa ran hoặc tê ở cổ và có thể lan tỏa đến vai. Ngoài ra, cơ vai và một số cơ lân cận khác cũng có thể bị đau. C5 – C6: Cảm thấy đau, ngứa ran hoặc tê ở các ngón tay cái. Bên cạnh đó, cơ ở bắp tay (cơ phía trước cánh tay) và cơ duỗi cổ tay. Thoát vị đĩa đệm C5 – C6 là tình trạng phổ biến nhất ở người thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. C6 – C7: Gây đau, ngứa ran hoặc tê lan tỏa đến bàn tay và ngón tay giữa. Cơ ở phía sau cánh tay, cơ co duỗi các ngón tay cũng có thể bị đau hoặc gặp khó khăn khi chuyển động. Đĩa đệm C6 – C7 thường có nguy cơ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cao nhất. C7 – T1: Có thể dẫn đến các cơn đau, ngứa ran và tê ở cẳng tay ngoài. Các hoạt động như uốn cong tay và cử động các ngón tay hoặc khả năng cầm nắm đồ vật cũng có thể bị ảnh hưởng.

3. Các triệu chứng ít gặp

Nếu tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây ảnh hưởng đến tủy sống, các triệu chứng có thể bao gồm: Đi loạng choạng, dễ té ngã Đau nhói hoặc có cảm giác như bị điện giật khắp cơ thể Gặp khó khăn khi sử dụng cánh tay, bàn tay Mất thăng bằng và sự phối hợp cơ thểDấu hiệu và triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể không giống nhau ở từng trường hợp bệnh. Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể không được liệt kê đầy đủ, vì vậy người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể liên quan đến nhiều bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như rễ thần kinh bị chèn ép hoặc tổn thương tủy sống. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này thường liên quan đến các nguyên nhân như:

*

Thoát vị đĩa đệm cổ thường phổ biến ở người cao tuổi Tuổi tác: Theo thời gian, các đĩa đệm bị hao mòn tự nhiên dẫn đến tình trạng kém linh hoạt và dễ bị tổn thương. Điều này dẫn đến việc di chuyển, vặn hoặc xoay cổ gặp nhiều khó khăn và tăng nguy cơ vỡ, thoát vị đĩa đệm. Ở những người lớn tuổi, thậm chí một lực tác động vừa phải cũng có thể gây vỡ đĩa đệm cổ. Chấn thương: Các tác động lực trực tiếp lên cột sống cổ có thể khiến đĩa đệm bị rách hoặc rời khỏi vị trí ban đầu. Điều này khiến đĩa đệm bị suy yếu hoặc phình ra và gây thoát vị đĩa đệm cổ. Áp lực lên cổ: Nếu người bệnh nâng một vật nặng hoặc xoay cơ thể quá nhanh có thể làm ảnh hưởng đến các đĩa đệm và tăng nguy cơ thoát vị.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có nguy hiểm không?

Ảnh hưởng phổ biến nhất của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là gây đau đớn và gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, nếu không được điều trị phù hợp, bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng khác như: Thiếu máu não: Thoát vị đĩa đệm có thể gây chèn ép các dây thần kinh và các mạch máu ở vùng cổ. Điều này khiến quá trình lưu thông máu tim đến não bị gián đoạn và dẫn đến tình trạng thiếu máu lên não. Hội chứng giao cảm cổ sau: Tình trạng đĩa đệm chèn ép lên các dây thần kinh và tủy sống có thể dẫn đến Hội chứng giao cảm cổ sau. Các triệu chứng phổ biến bao gồm gây chóng mặt, đau đầu hoặc rối loạn chức năng nghe nói. Liệt tay chân hoặc liệt nửa người: Xảy ra khi tủy sống chèn ép hoàn toàn lên các dây thần kinh và gây liệt tay hoặc mất khả năng vận động của cơ thể. Tình trạng này được xem là biến chứng nghiêm trọng của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Để chẩn đoán tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, bác sĩ thường thực hiện 3 bước như sau: Kiểm tra lịch sử y tế: Bác sĩ có thể đề nghị các thông tin về lịch sử y tế của bệnh nhân bao gồm các tình trạng bệnh lý mãn tính, chấn thương hoặc tiền sử đau lưng, cổ. Khám thực thể: Bác sĩ có thể sờ cổ hoặc các khu vực sưng đau để kiểm tra dấu hiệu sưng hoặc phình to bất thường. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số hành động để kiểm tra khả năng vận động của cổ. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kiểm tra các dấu hiệu tổn thương thần kinh cánh tay bao gồm phản xạ, tê hoặc yếu các cơ. Xét nghiệm hình ảnh: Một số xét nghiệm hình ảnh có thể kiểm tra tình trạng và vị trí của đĩa đệm. Các xét nghiệm như MRI hoặc X – quang có thể mang lại hình ảnh chất lượng cao và chính xác về tình trạng đĩa đệm.

Biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể được kiểm soát bằng nhiều biện pháp khác nhau. Các biện pháp ban đầu thường bao gồm dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, sử dụng thuốc giảm đau và vật lý trị liệu. Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật điều trị.

1. Thay đổi các hoạt động thường ngày

Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường trở nên nghiêm trọng khi người bệnh thực hiện một số hoạt động. Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hoặc lan tỏa xuống cánh tay, bàn tay. Do đó, thay đổi hoặc điều chỉnh một số hoạt động hàng ngày có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng thoái hóa khớp và thoát vị đĩa đệm.

*

Thực hành các thói quen tốt có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệmNgười bệnh có thể tham khảo một số lưu ý như: Hạn chế thực hiện các hoạt động vất vả và gây áp lực lên cổ như chơi thể thao hoặc các việc lao động tay chân. Tránh các cử động cụ thể có thể khiến các cơn đau trở nên nghiêm trọng như nghiêng hoặc vặn sang một bên. Thay đổi tư thế ngủ, chẳng hạn như thay đổi gối hoặc nằm ngủ ngửa thay vì nằm nghiêng và nằm sấp.Dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Điều này có thể hỗ trợ giảm đau và hỗ trợ phục hồi chức năng của đĩa đệm.

2. Thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Một số loại thuốc có thể hỗ trợ giảm đau và cải thiện tình trạng thoái vị đĩa đệm cột sống cổ bao gồm: Thuốc giảm đau không kê đơn: Nếu cơn đau ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, bác sĩ có thể khuyên người bệnh dùng thuốc giảm đau không kê đơn như Acetaminophen, Ibuprofen hoặc Naproxen Natri. Thuốc giãn cơ: Bác sĩ có thể đề nghị sử dụng các loại thuốc giãn cơ nếu người bệnh bị co thắt cơ bắp. Tác dụng phụ bao gồm gây buồn ngủ, chóng mặt và khó chịu dạ dày. Cortisone dạng tiêm: Nếu cơn đau nghiêm trọng hoặc không được cải thiện bằng các loại thuốc đường uống, bác sĩ có thể kê thuốc Cortisone dạng tiêm xung quanh các dây thần kinh cột sống. Thuốc có thể hỗ trợ giảm đau và viêm. Thuốc giảm đau Opioids: Trong trường hợp đau nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê các loại thuốc giảm đau Opioids. Tuy nhiên, thuốc này mang lại nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, táo bón, đau dạ dày và an thần. Bên cạnh đó, sử dụng lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng nghiện cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tránh tình trạng lạm dụng thuốc.

3. Vật lý trị liệu

Các bài tập tăng cường và kéo giãn cơ có thể hỗ trợ giảm đau và cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm. Luyện tập thường xuyên cũng có thể hỗ trợ chức năng đầu, cổ, giảm áp lực lên cột sống cổ và tăng cường chức năng của đĩa đệm.Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để xây dựng bài tập phù hợp theo tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, không được tự ý áp dụng các bài tập khi không nhận được sự đồng ý của bác sĩ điều trị.

Xem thêm:

*

Thực hiện vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn

4. Liệu pháp điều trị thay thế

Nhiều phương pháp điều trị thay thế có thể hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Một số liệu pháp bổ sung phổ biến bao gồm: Sử dụng thiết bị hỗ trợ: Một số thiết bị cơ học có thể được áp dụng vào cổ và đầu để giảm áp lực khi thực hiện các chuyển động và hỗ trợ kéo giãn cột sống. Mục đích của các thiết bị này nhằm giảm áp lực tác động lên đĩa đệm và rễ thần kinh. Massage và xoa bóp: Massage nhẹ nhàng có thể hỗ trợ thư giãn các cơ bắp, tăng lượng máu lưu thông và thúc đẩy các hoạt động linh hoạt của đầu cổ. Tuy nhiên, nếu massage khiến các cơn đau trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên dừng thực hiện massage. Châm cứu: Có thể hỗ trợ cắt giảm các cơn đau ở lưng và cổ mãn tính. Tuy nhiên, việc châm cứu cần được thực hiện ở cơ sở uy tín để tránh các rủi ro không mong muốn.

5. Phẫu thuật

Hầu hết các cơn đau do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sẽ được cải thiện trong vài tuần đến vài ngày. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài hơn 6 – 12 tuần hoặc nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng.Mục tiêu của phẫu thuật là cải thiện các tổn thương ở rễ thần kinh và tủy sống. Phẫu thuật cũng có thể ngăn ngừa các cơn đau lan tỏa và ngăn ngừa các biến chứng ảnh hưởng đến dây thần kinh.

*

Phẫu thuật thường không phổ biến khi điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổCác loại phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bao gồm: Cắt bỏ đĩa đệm bị hỏng và hợp nhất cột sống: Trong phẫu thuật này bác sĩ sẽ loại bỏ đĩa đệm bị tổn thương thông qua một vết cắt nhỏ ở cổ và hợp nhất hai đốt sống cổ bị ảnh hưởng. Bác sĩ có thể bổ sung các đĩa đệm nhân tạo hoặc các vật liệu giảm ma sát khác để tăng sự ổn định ở cổ. Phẫu thuật thay thế đĩa đệm cổ: Bác sĩ có thể thực hiện thay thế đĩa đệm bị tổn thương bằng đĩa đệm nhân tạo để cải thiện các triệu chứng. Mục tiêu của phẫu thuật này là nhằm thay thế đĩa đệm gốc, hạn chế tình trạng cứng khớp, ma sát và cải thiện các hoạt động thông thường của người bệnh. Phẫu thuật đĩa đệm cổ từ phía sau: Nhằm điều trị tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Phẫu thuật này có tính phức tạp, độ khó và mức độ nguy hiểm tương đối cao. Do đó, phẫu thuật này thường hiếm khi được chỉ định.

6. Bài thuốc Y học cổ truyền đặc trị dứt điểm thoát vị đĩa đệm được VTV2 đưa tin

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị thoát vị đĩa đệm ra đời từ công trình nghiên cứu “Ứng dụng thảo dược quý vào điều trị bệnh lý xương khớp tại Việt Nam” do đội ngũ bác sĩ YHCT tại Trung tâm Thuốc dân tộc thực hiện. 

*

Bài thuốc được mệnh danh là “Quốc bảo nước Nam” đẩy lùi tận gốc thoát vị đĩa đệm

Dựa trên cốt thuốc chữa đau xương khớp bí truyền của đồng bào dân tộc Tày, y pháp chữa bệnh của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông, đội ngũ bác sĩ đã phát triển và đưa bài thuốc vào nghiên cứu bài bản dưới ánh sáng khoa học hiện đại. Quốc dược Phục cốt khang ra đời đã mang đến cơ hội cho hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi nỗi ám ảnh từ căn bệnh thoát vị đĩa đệm.

*

Bài thuốc được nghiên cứu và phát triển chuyên sâu, bài bản

Bài thuốc được Ban biên tập VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin trong chương trình Cẩm nang sức khoẻ 365 và đánh giá là giải pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hoàn chỉnh nhất nhờ những ưu điểm nổi bật sau đây.

Xem phóng sự VTV2 qua video sau:

Quốc dược Phục cốt khang mở ra một hướng đi hoàn toàn trong YHCT khi trở thành bài thuốc ĐẦU TIÊN kết hợp 3 nhóm thuốc nhỏ trong 1 bài thuốc lớn theo cơ chế tác động đa chiều, vừa loại bỏ triệu chứng,vừa bồi bổ tăng cường sức mạnh xương khớp.

Quốc dược Đặc trị thoát vị đĩa đệm: Kiểm soát triệu chứng, bổ sung canxi cùng các dưỡng chất thúc đẩy tăng sinh chất nhờn, nuôi dưỡng và tái tạo đĩa đệm, tăng cường độ đàn hồi cho xương khớp, giúp cơ thể vận động linh hoạt, dẻo dai.

Quốc dược Giải độc hoàn: Là liều thuốc kháng sinh tự nhiên giúp thanh lọc cơ thể, trừ khử tà khí, giải độc, tiêu viêm, từ đó giảm bớt các triệu chứng đau nhức và cải thiện khả năng vận động hiệu quả.

Quốc dược Bổ thận hoàn: Bồi bổ can thận, hành khí, hoạt huyết, cân bằng âm dương, ổn định chính khí và tăng cường sức mạnh cơ xương khớp.

*

3 nhóm thuốc phối hợp xử lý triệt để thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh công thức thuốc độc đáo, bài thuốc còn sở hữu bảng thành phần “vàng” tổng hợp hơn 50 loại thượng dược quý hiếm, có giá trị cao trong việc nuôi dưỡng và phục hồi đĩa đệm. Trong đó, nhiều vị thuốc quý được xem là bí dược đặc hữu của người Tày, LẦN ĐẦU TIÊN được đưa vào nghiên cứu và ứng dụng bài bản trong YHCT. như: Cây tào đông, thau pinh, phác mạy liến, phác mạy nghiến, thau pú lùa, phác kháo cài, co bát vạ, hầu vĩ tóc, đỗ trọng, ba kích, bồ công anh, vỏ gạo, bạc sau… 

*

Một số vị thuốc tiêu biểu trong bảng thành phần Quốc dược Phục cốt khang

Để mang đến bài thuốc có chất lượng tốt nhất, các thảo dược để bào chế thuốc đều được thu hái từ vườn dược liệu sạch, đạt tiêu chuẩn GACP-WHO do chính Trung tâm trực tiếp phát triển. Thuốc được bào chế dưới dạng sắc sẵn đóng gói hoặc cao, viên tinh chất, giúp người bệnh tiết kiệm tối đa thời gian và công sức khi sử dụng thuốc.

*

Vùng trồng dược liệu sạch bào chế thuốc do Trung tâm Thuốc dân tộc phát triển

Đặc biệt, khi điều trị thoát vị đĩa đệm với Quốc dược Phục sốt khang, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện các liệu pháp: sử dụng sản phẩm bồi bổ xương khớp Hoạt huyết Phục cốt hoàn, trị liệu; châm cứu, xoa bóp cồn thảo dược, bấm huyệt, cấy chỉ… cùng chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học để gia tăng hiệu quả và rút ngắn tối đa thời gian phục hồi xương khớp.

*

Phác đồ hoàn chỉnh điều trị thoát vị đĩa đệm

NSƯT Phú Thăng từng bị thoát vị đĩa đệm hành hạ suốt gần chục năm đã chữa khỏi bệnh, phục hồi vận động sau 3 tháng sử dụng Quốc dược Phục cốt khang.

Xem thêm: Báo Cáo Hiện Trạng Môi Trường Quốc Gia 2016, Báo Cáo Hiện Trạng Môi Trường Quốc Gia Năm 2016

Lắng nghe những chia sẻ của Nghệ sĩ Phú Thăng trong video:

Phòng ngừa tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Bên cạnh các biện pháp điều trị, người bệnh có thể tham khảo một số lời khuyên phòng ngừa như: Tập thể dục thường xuyên để tăng cường cơ bắp và hỗ trợ các đốt sống cổ. Duy trì các tư thế vận động khoa học để giảm áp lực lên cột sống và các đĩa đệm cổ. Giữ thẳng lưng, đầu và cổ, đặc biệt là khi ngồi trong một thời gian dài. Duy trì cân nặng khỏe mạnh. Tình trạng thừa cân béo phì có thể gây áp lực lên cột sống cổ và các đĩa đệm. Điều này làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm và thoái hóa đốt sống. Bỏ thuốc lá và các chất kích thích khác có thể cải thiện các cơn đau và hỗ trợ giảm viêm.Thoát vị đĩa đệm có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào của cột sống, bao gồm cột sống cổ. Tình trạng này cần được điều trị phù hợp để tránh các biến chứng ảnh hưởng đến xương khớp và sức khỏe tổng thể. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn và tư vấn cụ thể.Có thể bạn cần biết:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *