Qua kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT từng môn học cũng như phổ điểm theo các khối, tổ hợp, GS.TS. Nguyễn Tiến Thảo – Phó Trưởng ban Đào tạo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội, dự đoán điểm chuẩn các ngành đào tạo của các trường đại học thành viên, khoa trực thuộc ĐHQG Hà Nội có khả năng tăng nhẹ so với năm 2020.
Dải điểm trên 27,5khả năng tăng rất thấp
– ĐHQG Hà Nội đã công bố điểm nhận hồ sơ xét tuyển đầu vào hệ chính quy năm 2021. Ông có bình luận gì về ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào của các ngành đào tạo?
Năm 2021, ĐHQG Hà Nội có 11.250 chỉ tiêu xét tuyển vào 132 ngành/chương trình đào tạo bậc đại học bằng các phương thức khác nhau. Theo thống kê, số lượng thí sinh đăng ký khoảng 130.000 nguyện vọng, tuy nhiên, số lượng nguyện vọng xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT sẽ thay đổi khi thí sinhđiều chỉnh nguyện vọng từ ngày 29.8 – 5.9.
Đang xem: điểm chuẩn dự kiến đại học quốc gia hà nội
– Đến thời điểm hiện tại, các trường đại học thành viên, khoa trực thuộc ĐHQG Hà Nội đã công bố ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào năm 2021 theo kết quả thi THPT cũng như các phương thức khác, trừ khối đào tạo giáo viên và khối y dược theo ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định (chậm nhất là ngày 26.8 sẽ công bố- PV). Ngưỡng điểm nhận hồ sơ của các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, ngôn ngữ, luật học… tăng 1 – 2 điểm so với năm 2020; các ngành đào tạo của khối ngành khoa học tự nhiên, khoa học – công nghệ không thay đổi đáng kể so với năm trước.
Ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đưa ra dựa trên phổ điểm thi tốt nghiệp THPT và chuẩn đầu vào của mỗi chương trình đào tạo. Thí sinh đạt ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào có thể theo học chương trình đào tạo đó. Tuy nhiên, hầu hết các ngành đào tạo sẽ có điểm chuẩn sẽ cao hơn ngưỡng điểm nhận hồ sơ.
– Ông dự báo điểm chuẩncủa các trường ĐH thành viên, khoa trực thuộc ĐHQG Hà Nội năm 2021 như thế nào?
– Ngày 16.8, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố điểm thi tốt nghiệpTHPTđợt 2. Thời gian tới số nguyện vọng đăng ký xét tuyển sẽ còn thay đổi, do đó nhận định điểm chuẩn ở thời điểm này là khá sớm. Về cơ bản, các ngành đào tạo có điểm chuẩn trên 27,5 khả năng tăng rất thấp vì số lượng thí sinh năm 2021 đạt số điểm này gần bằng số thí sinh năm 2020. Với các ngành đào tạo năm 2020 có dải điểm chuẩn dưới 26,0 thì khả năng tăng từ 1 – 1,5 điểm xét tuyển năm 2021.Riêng các ngành đào tạo dành chỉ tiêu xét tuyển đối với tổ hợp A01 (Toán – Lý -Anh) hay D01 (Toán – Văn -Anh) điểm chuẩn có thể tăng trên 1,5 điểm; tổ hợp xét tuyển A00, B00, C00 dao động tương đối thấp 0,5 – 1 điểm. Do đó, các ngành đào tạo có điểm chuẩn từ 18 – 22điểmsẽ nhích khoảng 1 điểm,từ 22 – 26 điểm dự báo tăng từ 1 – 1,5 điểm.
Nhiềuưu tiên cho khoa học cơ bản và ngành mới
– ĐHQG Hà Nội có nhiều ngành đào tạo về lĩnh vực khoa học cơ bản. Kế hoạch tuyển sinh với các ngành học này năm 2021 cũng như về lâu dài như thế nào, thưa ông?
– ĐHQG Hà Nội là đơn vị đào tạo truyền thống các ngành khoa học cơ bản trong cả nước, có những ngành khoa học chỉ tìm thấy ở ĐHQG Hà Nội. Tuy nhiên, thời gian qua, có lúc số lượng thí sinh đăng ký dự thi ngành khoa học cơ bản thay đổi hàng năm. Bên cạnh các chương trình đào tạo khoa học cơ bản có điểm chuẩn cao thì có một số ngành không còn hấp dẫn thí sinh. Trước tình hình đó, Ban Giám đốc ĐHQG Hà Nội đã chỉ đạo bộ phận chức năng cũng như các trường thành viên có kế hoạch tổ chức tuyển sinh, đổi mới chương trình đào tạo, đổi mới phương thức đào tạo, gắn khoa học cơ bản – khoa học ứng dụng, để sinh viên không chỉ được trải nghiệm thuần túy khoa học cơ bản. Các chương trình hỗ trợ các ngành khoa học cơ bản đã và đang thực hiện ở ĐHQGHà Nộivề kinh phí tổ chức đào tạo, đầu tư môi trường học tập, trải nghiệm sinh viên. Sinh viên theo học các ngành này được học tập, nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm, thực địa theo tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế.
– Với các ngành/chương trình đào tạo mới, lần đầu tiên xuất hiện tạicác đại học Việt Nam thì sao?
-Một trong những sứ mệnh của ĐHQG Hà Nội là phát triển các chương trình đào tạo mới (thí điểm), các chương trình đào tạo liên ngành, xuyên ngành, chương trình đào tạo phục vụ nhiệm vụ khoa học – công nghệ quốc gia. Những chương trình đào tạo mới trong nămhọc2020-2021 như: Khoa học thông tin địa không gian, Quản lý pháttriển đô thị và bất động sản, Kỹ thuật robot Đông Nam Á học, Nhật Bản học, Quản trị doanh nghiệp và công nghệ, marketing và truyền thông, Quản trị nhân lực và nhân tài, Quản trị và an ninh, Quản trị thương hiệu, Quản trị tài nguyên di sản, Công nghệ nông nghiệp, Quản trị Khách sạn -Thể thao – Du lịch, Kế toán và tài chính…Các chương trình đào tạo này đã và đang phát triển ở những đơn vị truyền thống như Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Công nghệ hoặc khoa trực thuộc như Khoa Quốc tế, Khoa Quản trị và Kinh doanh, Khoa các khoa học liên ngành.
Chương trình đào tạo thí điểm được thiết kế, xây dựng dựa trên tham khảo các chương trình đào tạo tiên tiến quốc tế, phục vụ những mục tiêu, định hướng phát triển của khoa học cũng như đào tạo một số lĩnh vực, từ chuyên ngành hẹp cho tới chuyên ngành rộng, đáp ứng bối cảnh toàn cầu hóa và Cách mạng Công nghiệp 4.0.
– Sinh viên theo học những khóa đầu tiên của các ngành/chương trình đào tạo mới sẽ được hưởng lợi gì?
– Đây là những ngành đào tạo thí điểm, ban đầu sẽ được sự quan tâm đặc biệt của Ban Giám đốc ĐHQG Hà Nội cũng như lãnh đạo các đơn vị đào tạo. Thí sinh sẽ được đào tạo trong môi trường ưu tiên nhất về cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện thực tập, thực hành, cũng như tiếp xúc với đội ngũ giảng viên trong và ngoài nước tham gia một vài học phần, hoặc trong quá trình đào tạo, thực tập.
Xem thêm: Điểm Xét Tuyển Nv1 Học Viện Kỹ Thuật Mật Mã Điểm Chuẩn 2015, Điểm Chuẩn Cntt Học Viện Mật Mã 2015
Những chương trình đào tạo thí điểm, đào tạo mới cũng nhận được sự quan tâm sâu sắc của xã hội, có nhiều học bổng và cơ hội trải nghiệm trong môi trường học tập tiên tiến.