Sáng nay 6/8, thí sinh trong cả nước bước vào môn thi đầu tiên của kỳ thi THPT Quốc gia 2021 – Đợt 2 là môn Ngữ Văn, với thời gian làm bài 120 phút. Chiều nay các em sẽ thi môn Toán, còn ngày 7/8 làm bài thi Khoa học tự nhiên, Ngoại ngữ, bài thi Khoa học xã hội.
Đang xem: đề thi thpt quốc gia 2020 môn văn đợt 2
Đáp án đề thi môn Ngữ Văn THPT Quốc gia 2021
Đề thi môn Ngữ văn THPT Quốc gia 2021 – Đợt 2Đề thi môn Ngữ văn THPT Quốc gia 2021 – Đợt 1
Đáp án tham khảo môn Ngữ văn THPT Quốc gia 2021
I. Đọc hiểu
Câu 1. Vì đó là mái nhà thân yêu của bạn, để cho các thế hệ mai sau – bất kể màu da, sắc tộc, tôn giáo, quốc tịch – có thể sống trọn vẹn trong tương lai.
Câu 2. Không hút thuốc, trồng thêm cây xanh, không đối xử thô bạo với động vật.
Câu 3. Hành tinh này chính là một ngôi nhà chung của con người.
Câu 4. Đồng ý. Bởi vì con người tuy khác nhau về vẻ bên ngoài, nhưng cùng chung một nguồn gốc, cùng sống trên một hành tinh.
II. Làm văn
Câu 1.
1. Mở đoạn: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
2. Thân đoạn:
Tinh thần hợp tác là gì?Vai trò của tinh thần hợp tác.Những việc cần làm để có được tinh thần hợp tác.
3. Kết đoạn: Đánh giá lại vai trò của tinh thần hợp tác.
Câu 2.
1. Mở bài
Giới thiệu về nhà thơ Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến: Quang Dũng là một nhà thơ đa tài. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là bài thơ Tây Tiến.Dẫn dắt giới thiệu đến nội dung cần phân tích: Đến với khổ thơ thứ hai, người đọc đã thấy được đêm vui liên hoan văn nghệ và bức tranh sông nước miền Tây Bắc hư ảo.
2. Thân bài
* Đêm vui liên hoan văn nghệ:
Ngọn đuốc rừng thắp sáng đêm liên hoan văn nghệ truyền thống đã thành “hội đuốc hoa” khiến khung cảnh tuy thiếu thốn mà rực rỡ lung linh bao ước mơ, hạnh phúc.Hai chữ “kìa em” thể hiện sự ngạc nhiên đến ngỡ ngàng của người lính. Những cô gái Tây Bắc trong bộ xiêm áo đang múa điệu múa truyền thống trong.Tiếng khèn mang linh hồn của núi rừng càng trở nên lôi cuốn. Tâm hồn các chiến sĩ mộng mơ, lãng mạn.
* Bức tranh sông nước miền Tây Bắc hư ảo:
Thiên nhiên Tây Bắc đầy thơ mộng: Khung cảnh Châu Mộc trong một buổi chiều sương phủ trên dòng nước mênh mông, đầy hoang dại, huyền ảo.“Hoa đong đưa” vừa là hình ảnh tả thực: những bông hoa khẽ lay động đong đưa làng duyên trên dòng nước lũ; vừa là hình ảnh ẩn dụ, gợi tả vẻ đẹp của các cô gái Tây Bắc.
– Nhận xét về cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng trong đoạn thơ: Hiện lên qua bức tranh thiên nhiên Tây Bắc thơ mộng, thể hiện tâm hồn lãng mạn của người lính Tây Tiến.
3. Kết bài
Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, cảm nhận chung về nội dung của đoạn thơ.
Đề thi môn Ngữ văn THPT Quốc gia 2021
Đề thi môn Ngữ văn THPT Quốc gia 2021 – Đợt 1
Đáp án đề thi môn Ngữ Văn của Bộ GD & DT
Đáp án tham khảo môn Ngữ văn THPT Quốc gia 2021
I. Đọc hiểu
Câu 1. Từ một dòng nước nhỏ, nước hòa vào với nước tươi mát rơi từ trên trời và nước thấm vào đất để tạo nên một dòng suối nhỏ cứ chảy mãi xuống.
Câu 2. Những vùng nông nghiệp vĩ đại nhất trên thế giới.
Câu 3.
– Dòng chảy của nước luôn biến đổi không ngừng.
– Dòng chảy của nước ẩn dụ cho cuộc sống của con người: cũng phải trải qua nhiều thay đổi, với nhiều trạng thái cung bậc khác nhau. Chính vì vậy con người cần phải sống chậm lại để cảm nhận cuộc sống nhiều hơn.
Xem thêm: Tổng Hợp Bài Nghe Tiếng Anh Lớp 5 Cả Năm Từ Unit 1, Luyện Nghe Nói Đọc Viết Tiếng Anh Lớp 5
Câu 4. Qua hành trình từ sông ra biển của nước trong đoạn trích, bài học được rút ra về lẽ sống: Cuộc sống là một hành trình dài vô tận. Trong hành trình đó con người phải trải qua những khó khăn, thử thách. Tuy mỗi người chỉ là một cá nhân nhỏ bé, nhưng hãy luôn chủ động dấn thân, không ngại thử thách để hòa mình với biển lớn, làm nên thành công.
II. Làm văn
Câu 1.
1. Mở đoạn: Dẫn dắt giới thiệu về vấn đề nghị luận: Sự cống hiến.
2. Thân đoạn
a. Giải thích: Cống hiến là tự nguyện dâng hiến công sức của mình, đóng góp sức mình cho cộng đồng, xã hội.
b. Bàn luận
– Cống hiến vô cùng quan trọng, đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta, ta hãy hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay. Thế hệ trẻ Việt Nam đã cống hiến cho đất nước và tổ quốc, trong thời chiến và thời bình.
– Ngày hôm nay ta càng cần phải cống hiến, tự nguyện, có trách nhiệm, trên nhiều lĩnh vực: thanh niên tình nguyện, trên giảng đường, trong nhà máy …
c. Ý nghĩa của sự cống hiến:
Thanh niên mang sức trẻ, sự nhiệt tình cống hiến cho đất nước sẽ khiến cho đất nước giàu mạnh, bền vững và không ngừng phát triển.Cống hiến cho đất nước cũng cho thấy tinh thần trách nhiệm của bản thân với sự nghiệp chung.Cống hiến cho đất nước còn giữ gìn truyền thống tốt đẹp của cha ông: cha ông đã bảo vệ tổ quốc khỏi kẻ thù, thế hệ trẻ cống hiến xây dựng đất nước.Bên cạnh đó có 1 bộ phận thanh niên chưa xác định được tinh thần cống hiến, còn ích kỷ, chỉ biết đến bản thân mình
3. Kết đoạn: Đánh giá về vai trò của sự cống hiến trong cuộc sống.
Câu 2.
Gợi ý:
I. Mở bài
– Giới thiệu tác giả: Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ cứu nước. Chị là thi sĩ của tình thương, lòng trắc ẩn và hồn thơ nữ tính.
– Giới thiệu bài thơ Sóng: Bài thơ được sáng tác năm 1967, in trong tập “Hoa dọc chiến hào”, là bài thơ viết về tình yêu tiêu biểu cho hồn thơ giàu chất nữ tính của Xuân Quỳnh.
– Dẫn dắt đến nội dung cần cảm nhận: Khổ thơ 3, 4 và 5; nhận xét chung về vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh.
II. Thân bài
1. Khái quát về hình tượng “sóng”
– Hình tượng trung tâm và nổi trội trong bài thơ là hình tượng “sóng”, bao trùm cả bài thơ là hình tượng sóng.
Sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ trẻ cũng như mọi sáng tạo nghệ thuật trong bài thơ đều gắn liền với hình tượng sóng. Cả bài thơ là những con sóng tâm tình của một người phụ nữ được khơi dậy khi đứng trước biển cả.“Sóng” là một trong những hình tượng ẩn dụ, nó là sự hóa thân của cái tôi trữ tình của Xuân Quỳnh. “Sóng” và “em”, vừa hòa hợp là một, lại vừa phân đôi để soi chiếu, cộng hưởng. Tâm hồn người phụ nữ đang yêu soi vào sóng để thấy rõ lòng mình, nhờ sóng để biểu hiện những trạng thái của lòng mình.
=> Với hình tượng sóng, có thể nói Xuân Quỳnh đã tìm được một cách thể hiện thật xác đáng tâm trạng của người phụ nữ trong tình yêu.
2. Phân tích khổ 3, 4 và 5
– Khổ 3: Điệp ngữ “em nghĩ về” và câu hỏi: “Từ nơi nào sóng lên” nhấn mạnh niềm khát khao nhận thức bản thân, người mình yêu và nhận thức về tình yêu muôn đời.
– Khổ 4: Xuân Quỳnh dựa vào quy luật tự nhiên để tìm khởi nguồn của sóng, của tình yêu, gợi lên sự trăn trở trước bí ẩn của tình yêu, thời điểm bắt đầu tình tình yêu.
– Khổ 5: Tình yêu luôn đi liền với nỗi nhớ. Tâm hồn đang yêu ở đây luôn soi vào sóng để diễn tả cái sâu sắc, bao la của nỗi nhớ trong lòng mình, nó choán đầy cả tầng sâu và bề rộng, nó chiếm lĩnh trọn cả thời gian, cả ngày lẫn đêm:
Con sóng dưới lòng sâu … Ngày đêm không ngủ được
Sóng như nỗi lòng của người con gái vậy: “Lòng em nhớ đến anh – Cả trong mơ còn thức”: Nỗi nhớ không chỉ chiếm lĩnh ý thức mà còn thấm sâu vào tiềm thức.
– Vẻ đẹp nữ tính:
Tình yêu trong bài thơ vừa mạnh mẽ, dữ dội lại vừa sâu sắc, nồng nàn để làm nên vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh.Khao khát khám phá sự bí ẩn của quy luật tình yêu nhưng không tìm thấy câu trả lời (Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau).Bộc lộ một tình yêu sôi nổi, đắm say, nồng nàn, mãnh liệt, một nỗi nhớ cồn cào, da diết, chiếm lĩnh cả thời gian và không gian (Con sóng dưới lòng sâu/Con sóng trên mặt nước… Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức…).
=> Xuân Quỳnh đã giúp người đọc thấy được một trái tim tràn đầy yêu thương của người phụ nữ trong tình yêu. Bài thơ Sóng là một biểu hiện tiêu biểu về nét nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh.
III. Kết bài
Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của các khổ thơ.Cảm nhận chung về bài thơ Sóng.