Với lợi thế về hệ thống hạ tầng giao thông, vị trí cũng như tăng trưởng nhanh về kinh tế, Bình Dương được xem là mảnh đất “vàng” thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng thị trường nhà đất tại Bình Dương sẽ bị chững lại, liệu đúng hay sai? Hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây…

Đang xem: Có nên mua đất ở thành phố mới bình dương

MỤC LỤC

*
*
*
*
*
*

——–

Có rất nhiều thông tin khác nhau khách quan lẫn chủ quan, tiêu cực lẫn tích cực nhận định về thị trường Bất động sản Bình Dương những năm gần đây. Điều này ít nhiều đã tạo nên tâm lý dè chừng cho các nhà đầu tư, liệu rằng đầu tư vào bất động sản Bình Dương có nên hay không vào thời điểm hiện nay? Sau đây là những quan điểm giúp các nhà đầu tư có cái nhìn thiết thực hơn về thị trường bất động sản Bình Dương trong năm 2021 và những năm sắp tới.

*

1. Hạ tầng giao thông là yếu tố đầu tiên khi nhắc đến Bình Dương

Hạ tầng giao thông Bình Dương được đánh giá là đi trước đón đầu trong bối cảnh hiện nay, tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nhà. Việc phát triển hạ tầng giao thông có ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi diện mạo toàn diện của một quốc gia hoặc khu vực.

Xem thêm: Trường Cao Đẳng Sư Phạm Trung Ương Tp Hcm, Trường Cao Đẳng Sư Phạm Trung Ương Tp

Chúng ta dễ nhận thấy sự thay đổi nhất từ chất lượng đến cảnh quan đường phố. Hệ thống giao thông đồng bộ, kết nối liên hoàn với hệ thống giao thông quốc gia để đi đến các tỉnh Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ và miền Tây…

*

Kinh nghiệm đầu tư bất động sản tại Bình Dương

*

Hệ thống hạ tầng giao thông tại tỉnh Bình Dương

◼️ Thực tế hạ tầng giao thông Bình Dương như thế nào?

Đối với hệ thống hạ tầng giao thông vận tải đường bộ, Bình Dương tập trung đầu tư kết nối vùng công nghiệp với đô thị trong tỉnh:

⭐ Đường có quy mô 8 làn xe dẫn vào Trung tâm hành chính tập trung của tỉnh

⭐ Đường 7A có 6 làn xe, kết nối các khu công nghiệp, đô thị tại vùng Nam Bến Cát với đô thị Mỹ Phước

⭐ Thiết lập hệ thống giao thông nông thôn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội

⭐ Tăng cường sự thông suốt trong hệ thống giao thông quốc gia đến đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đặc biệt là tới vùng nguyên liệu, khu cụm công nghiệp chế biến, sản xuất và tiêu thụ

⭐ Xây dựng cầu vượt tại Vòng xoay An Phú

⭐ Xây dựng cầu vượt tại Ngã tư 550

+ Tuyến đường Mỹ Phước – Tân Vạn: Nối các đô thị, khu công nghiệp phía Bắc với các đô thị, khu công nghiệp phía Nam của tỉnh, mở ra hành lang vận chuyển hàng hóa theo trục xương sống Bắc – Nam song hành với quốc lộ 13. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận cảng Thị Vải, sân bay Long Thành trong tương lai.

Hiện tại, đang thực hiện gấp rút tuyến Mỹ Phước – Tân Vạn – Bàu Bàng. Nút giao với đường ĐT741 đến ngã tư Tecco trong KCN Mỹ Phước đã hiện hữu 10 làn xe với vận tốc 80km/h. Vẫn còn một đoạn từ đường HL 604 đến đường 7B chưa hoàn thiện 100%. Chỉ cần làn ngoài cùng, hạn mục cây xanh là hoàn thiện tuyến Mỹ Phước – Tân Vạn – Bàu Bàng.

Xem thêm:

*

Tuyến đường Mỹ Phước – Tân Vạn

*

Tuyến Mỹ Phước Tân Vạn đoạn giao đường 7B

*

Đoạn qua khu công nghiệp Mỹ Phước – Bến Cát

*

Tuyến đường Mỹ Phước – Tận Vạn đoạn Lai Hưng huyện Bàu Bàng

Song song đó là kết hợp phát triển giao thông “đối ngoại”, gắn kết đa chiều với các tỉnh thành trọng điểm về kinh tế:

+ Mở rộng Quốc lộ 13 từ 6 lên 8 làn xe

+ Đại lộ Mỹ Phước – Tân Vạn – Nhơn Trạch

+ Xây dựng cầu Thủ Biên: Trục vành đai hướng Đông – Tây, kết nối các huyện phía Bắc Bình Dương với huyện Vĩnh Cửu – Đồng Nai

+ Cầu Phú Long

+ Đường vành đai 3, vành đai 4

+ Cầu Thới An trên tuyến vành đai 4 với quy mô 4 làn xe

+ Tuyến đường ĐT747, ĐT746, ĐT745,…

+ Tuyến Metro số 3B kéo dài từ Ngã 6 cộng hòa – Hiệp Bình Phước

+ Đường Mười Muộn – Tân Thành với quy mô 6 làn xe,…

*

Cầu Phú Long nối liền thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *